Choáng ngợp trước cánh đồng cá Koi lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Không cần phải đến đất nước Nhật Bản xa xôi bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng cánh đồng cá Koi màu sắc rực rỡ ngay tại Việt Nam.  

cánh đồng cá koi
Cánh đồng cá Koi rực rỡ sắc màu. (Nguồn: cdn.vatgia.vn)

Nếu hoa anh đào được xem là quốc hoa của Nhật Bản, thì cá Koi được mệnh danh là “quốc ngư”. Điều này còn được thể hiện qua những lá cờ hình cá chép Koi, thường được treo khắp nơi trên toàn đất nước Nhật Bản vào dịp Tết Đoan Ngọ.

Khung cảnh cả một bầu trời rợp sắc với những lá cờ hình cá Koi đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của đất nước này. Mà không chỉ với người dân, cả những du khách khi đến Nhật Bản vào dịp này cũng sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp bởi sự rực rỡ ấy.

Hẳn với bất kỳ người nào mê mẩn với văn hóa Nhật Bản, cũng đều một lần mong muốn được tận mắt chiêm ngưỡng.

Cánh đồng cá Koi lần đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn

Nhưng hiện nay bạn không cần phải lặn lội đâu xa tới tận Nhật Bản, mới có thể tận mắt chiêm ngưỡng cánh đồng cá Koi đầy màu sắc, mà có thể ghé thăm khu đô thị Mizuki Park Sài Gòn. Tại đây có hàng trăm cánh diều cá Koi đủ màu sắc, và đặc biệt vé vào cổng là hoàn toàn miễn phí. 

cá chép koi sài gòn bình chánh, hồ chí minh
Khu đô thị Mizuki Park Sài Gòn. (Nguồn: VNE)

“Cánh đồng cá Koi” tọa lạc trong khu đô thị Mizuki Park Sài Gòn ở huyện Bình Chánh. Địa điểm này nằm trên đường Nguyễn Văn Linh (hướng về quận 7) và gần khúc giao với quốc lộ 50.

canh dong ca koi
Những cánh diều cá chép rực rỡ sắc màu. (Nguồn: VNE)

Cánh đồng cá Koi chính thức mở cửa đón khách vào 14/1/2018, được Nam Long thực hiện tại khu đô thị Mizuki Park – dự án chủ lực của tập đoàn với sự hợp tác cùng 2 đối tác Nhật Bản hơn 100 năm kinh nghiệm Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad. Khu đô thị sở hữu môi trường sống lý tưởng phù hợp mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người yêu thích văn hóa Nhật Bản.

Ban đêm cánh đồng cá koi trông rất lãng mạn. (Nguồn: gody.vn)

Tại cánh đồng cá Koi ở Sài Gòn, những diều cá không được treo trên sào tre như phiên bản gốc, nhưng có nhiều kích thước màu sắc khác nhau rất rực rỡ.

Khu Mizuki Park biệt thự đã thu hút rất nhiều người đến tham quan và check-in, đặc biệt là giới trẻ nhờ có sự xuất hiện của cánh đồng cá Koi.

Với những người yêu thích cá Koi và văn hóa Nhật Bản thì cánh đồng cá Koi này là một điểm đến với những trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua.

Vậy ý nghĩa và nguồn gốc của ngày hội cá Koi Nhật Bản là gì?

Lễ hội cá Koi tên đầy đủ là lễ hội Koinobori Matsuri. Theo phiên âm tiếng Nhật, Koi chính là cá chép. Đây là một lễ hội dành cho bé trai rất độc đáo và đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản. 

Lễ hội cá Koi Koinobori Matsuri tại Nhật. (Nguồn: isenpai.jp)

Bắt nguồn từ sự tích cá chép vượt ngũ môn hóa rồng ảnh hưởng từ Trung Quốc. Cá chép là loài cá rất kiên cường vì dù bị bắt hay khi bị nấu sống nó cũng không giãy dụa nhiều như các loài cá khác. Đây là một đức tính thể hiện sự kiên cường mạnh mẽ và không sợ hãi khi đối mặt với cái chết. Cũng chính vì vậy mà người Nhật xem cá Koi là một biểu tượng cho ước vọng, lòng kiên trì và sức mạnh. 

Họ cũng chọn cá Koi làm biểu tượng cho ngày tết Đoan Ngọ và sau này người ta gọi ngày này là lễ hội Koinobori Matsuri hay còn gọi là Tango no Sekku – ngày của các bé trai. Trong ngày này, những nhà có con trai sẽ treo cờ cá Koi đầy màu sắc trên mái nhà, vì nó là biểu tượng cho những bé trai khỏe mạnh thông minh.

Cờ cá Koi ở Nhật thường được thiết kế có 5 màu cơ bản: trắng, đen, xanh, đỏ, vàng, tượng trưng Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ trong thuyết Ngũ hành, hay Ngũ Thường là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Cờ cá chép koi thường có 5 màu sắc cơ bản. (Nguồn: FB Oden)

Lễ hội Koinobori từng được người Nhật tổ chức cách đây hàng ngàn năm. Theo sử sách ghi lại thì nó đã có từ thời Edo (1603 – 1868).

Trước kia người Nhật cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung quốc, ngày 5/5 âm lịch được gọi là Tết Đoan Ngọ (tiếng Nhật là Tango no sekku). Sau này, Nhật Bản sử dụng dương lịch, 5/5 dương lịch được xem là lễ hội cho các bé trai trên toàn nước Nhật và được chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948.

Lễ hội diễn ra trong suốt 2 tháng, từ cuối tháng 3 tới giữa tháng 5 hằng năm tại Thị trấn Kanna, tỉnh Gunma. 

Tại Nhật Bản vào ngày này cả nước treo rợp trời cá Koi tạo nên cánh đồng cá Koi đẹp mắt.

Cánh đồng cá Koi hòa cùng thiên nhiên cây cối rất đẹp mắt. (Nguồn: matcha-jp.com)

Không chỉ vậy, vì từ đồng âm của Koi còn là “tình yêu”, “yêu mến” nên ngày lễ này cũng trở thành “duyên cớ” tác hợp cho các cặp đôi, và cánh đồng cá Koi trở thành nơi gặp và nên duyên của nhiều đôi bạn trẻ.  

Nam thanh, nữ tú Nhật Bản thời xưa vốn trọng lễ giáo và sống khép mình sẽ có cơ hội gặp gỡ khi đi dã ngoại, ngắm diều cá Koi cùng bạn bè. Những chiếc diều giữa cánh đồng cá Koi rực rỡ trở thành “vật chứng” may mắn cho tình yêu đôi lứa. 

Nếu quan tâm tới văn hoá Nhật, không khó để bắt gặp hình ảnh lãng mạn trên cả “ngôn tình” lấy bối cảnh chính giữa cánh đồng cá Koi tuyệt đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *